Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc hội.

Luật này sửa đổi, bổ sung 03 Luật sau đây:

  1. Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 31/2013/QH13;
  1. Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 70/2014/ QH13;
  1. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 21/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13.

Về thuế GTGT, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sẽ không còn được hoàn thuế đối với trường hợp có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết mà chỉ được kết chuyển để khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Riêng những cơ sở kinh doanh sau có số thuế GTGT còn lại chưa khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế :

–        cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư, có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho  đầu tư ;

–        cơ sở kinh doanh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan.

Đối với dự án đầu tư, nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì cũng không được hoàn thuế số thuế GTGT chưa khấu trừ hết mà phải kết chuyển để khấu trừ sang kỳ tiếp theo:

  1. Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động;
  2. Dự  án  đầu  tư  khai  thác  tài  nguyên,  khoáng  s ản  được  cấp  phép  từ  ngày 01/07/2016  hoặc  dự  án  đầu  tư  sản  xuất  sản  phẩm  hàng  hóa  mà  tổng  trị  giá  tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.

Về quản lý thuế, Luật này có 1 số điều chỉnh sau :

–    Mức phạt chậm nộp từ 0,05%/ngày được giảm xuống còn 0,03%/ngày;

–    Thay khoản 3 điều 42 Luật quản lý thuế 78/2006/QH11 về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bằng điều 9 Luật thuế xuất khầu, nhập khẩu 107/2016/ QH13.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016.

Riêng Khoản 4 Điều 3 của Luật này thay đổi thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì có hiệu lực thi hành từ ngày  01/09/2016, ngày Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 107/2016/QH13 có hiệu lực.

Luật số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc hội về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, biểu thuế, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

So với Luật cũ, Khoản 3 Điều 2 Luật này nói rõ hơn đối tượng chịu thuế XNK sẽ bao gồm cả hình thức XNK tại chỗ, XNK theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và hàng mua bán theo quyền phân phối của doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ quy định chi tiết về đối tượng chịu thuế XNK theo Luật mới.

Về cách tính thuế XNK, ngoài phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %, phương pháp tính thuế tuyệt đối, Luật mới còn bổ sung thêm phương pháp tính thu ế hỗn hợp. Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % và phương pháp tính  thuế tuyệt đối (Điều 6).

Thời hạn nộp thuế cũng có sửa đổi. Theo đó, hàng xuất khẩu, nhập khẩu đều phải nộp thuế trước khi thông quan, trừ trường hợp có bảo lãnh hoặc thuộc đối tượng được áp dụng chế độ ưu tiên. Theo Luật cũ, thời hạn nộp thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu là trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, riêng nguyên liệu nhập khẩu SXXK thời hạn nộp thuế là 275 ngày, hàng TN-TX là 15 ngày (Điều 9).

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2016 và thay thế Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005.

Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015 của UBTV Quốc hội về việc ban hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên

So với Biểu thuế theo Nghị quyết 712/2013/NQ- UBTVQH13, Biểu thuế này phần lớn chỉ điều chỉnh tăng thuế suất thuế tài nguyên đối với nhóm khoáng sản, còn các nhóm tài nguyên khác như gỗ, hải sản tự nhiên, nước thiên nhiên, dầu thô,  khí thiên nhiên, khí than, yến sào tự nhiên thì không thay đổi.

Các loại khoáng sản bị tăng thuế tài nguyên nhiều nhất có thể kể đến như: Mangan (từ 11% lên 14%), đất hiếm (15% lên 18%), chì, kẽm, thủy ngân, magie (10% lên 15%), đá hoa trắng (9% lên 15%), cát (11% lên 15%), đất làm gạch (10%      lên 15%), …

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày   01/07/2016 và thay thế Nghị quyết số 712/2013/ NQ-UBTVQH13 ngày 16/12/2013 có hi ệu lực từ ngày 01/02/2014 thay thế Nghị quyết 928/2010/ UBTVQH12 ngày 19/04/2010.

Công văn số 4005/TCT-CS ngày 29/09/2015 của Tổng cục Thuế về việc kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động.

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC, kể từ 2014, các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như đám hiếu, hỷ, nghỉ mát, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ tết … được trừ khi tính thuế TNDN, tối đa không quá 01 tháng lương bình quân/năm.

Theo Tổng cục Thuế thì các khoản chi phúc lợi  trên đây nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC vẫn được khấu trừ/ hoàn thuế GTGT đầu vào.

Công văn số 1564/TCT-DNL ngày 14/04/2016 của Tổng cục Thuế về kinh phí công đoàn đóng cho các năm trước là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Văn bản trả lời vướng mắc liệu khoản kinh phí công đoàn đóng cho các năm trư ớc có được chấp nhận là chi phí hợp lý và được trừ khi tính thuế TNDN ?

Theo đó, trường hợp Công ty mới thành lập tổ chức công đoàn và có đóng bổ sung kinh phí công đoàn của những năm trước theo yêu cầu của Liên Đoàn lao động quận, nếu thực hiện đúng quy định tại Luật Công đoàn và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP thì kinh phí công đoàn đóng cho nh ững năm trước cũng được chấp nhận là chi phí hợp lý và được trừ khi tính thuế TNDN của năm thực đóng.

Theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp không phân biệt vốn trong nước hay đầu tư nước ngoài đều có mức đóng kinh phí công đoàn là 2%, đóng h ằng tháng, tính trên quỹ lương đóng BHXH bắt buộc.

Thông tư số 43/2015/TT-BCT ngày 08/12/2015 của Bộ Công thương quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, hướng dẫn chi tiết nghị định 83/2014/NĐ- CP về kinh doanh xăng dầu.

Thông tư này quy định mức tỷ lệ hao hụt xăng  dầu tối đa trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu; pha chế; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; tiếp  nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.

Thông tư này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu.

“Hao hụt xăng dầu” được hiểu là sự thiếu hụt xăng dầu về số lượng do bay hơi tự nhiên, bám dính; ảnh hưởng của các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật trong quá trình giao nhận, nhập, xuất, tồn chứa, xúc rửa bể và phương tiện vận chuyển, pha chế, vận chuyển, chuyển tải, bán lẻ xăng dầu (khoản 1 Điều 2).

Theo đó, tỷ lệ hao hụt xăng dầu tối đa được quy định riêng cho từng công đoạn như sau:

–    Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn nhập (Phụ lục 1).

–    Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn xuất (Phụ lục 2).

–    Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn tồn chứa (Phụ lục 3).

–    Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn xúc rửa (Phụ lục 4).

–    Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn pha chế (Phụ lục 5).

–    Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn vận chuyển (Phụ lục 6).

–    Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn chuyển tải (Phụ lục 7).

–    Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn xuất tại cửa hàng bán lẻ (Phụ lục 8).

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2016 và thay thế Quyết định 758/VT-QĐ ngày 15/04/1986.

Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Thông tư này quy định chi tiết về phân cấp công trình xây dựng, bao gồm: công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Theo đó, về nguyên tắc, đối với các công trình có tên trong Ph ụ lục 1 Thông tư này thì việc phân cấp được xác định theo tiêu chí quy mô công  su ất và tầm quan trọng.

Trường hợp công trình không có tên trong Ph ụ lục 1 thì mới phân cấp dựa theo tiêu chí quy mô kết cấu (như chiều cao, số tầng, diện tích, …) quy định tại Phụ lục 2.

Cấp công trình quy định tại Thông tư này được dùng cho các mục đích sau:

–     Xác định cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu,

–     Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề,

–    Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây  dung,

–     Xác định công trình phải tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình,

–    Xác định công trình bắt buộc phải lập chỉ dẫn kỹ thuật,

–    Xác định công trình có ảnh hưởng đến an  toàn cộng đồng,

–    Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,

–    Xác định công trình phải thực hiện đánh giá  an toàn trong quá trình khai thác sử dung,

–     Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng,

–    Quản lý chi phí đầu tư xây dựng,

–    Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình,

–    Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05//2016. Thay thế các quy định tại Điều 7, Phụ lục I Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 và các Khoản 4, 6 Điều 1 Thông tư  số 09/2014/TT-BXD ngày 10/07/2014.

Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Thông tư này hướng dẫn xác định đơn  giá nhân công để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá xây dựng, giá hợp đồng, chỉ số giá xây dựng.

Thông tư này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và các dự án đầu  tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân  có liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng  các quy định của Thông tư này.

Thông tư này thay mới 02 Phụ lục được công bố tại Thông tư số 01/2015/TT-BXD , bao gồm:

  1. Bảng Mức lương cơ sở đầu vào để xác định đơn giá nhân công xây dựng (Phụ lục 1).
  1. Bảng Cấp bậc, hệ số lương công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng (Phụ lục 2),
  1. Bảng Cấp bậc, hệ số lương kỹ sư trực tiếp (Phụ lục 2)

Theo đó, mức lương cơ sở đầu vào làm căn cứ xác định đơn giá nhân công xây dựng được  quy định như sau: từ 2.350.000 – 2.530.000 (vùng I), từ 2.150.000 – 2.320.000 (vùng II),   từ 2.000.000 – 2.154.000 (vùng III) và  từ 1.900.0 – 2.050.000 (vùng IV). Trước đây, Thông tư số 01/2015/TT-BXD chỉ quy định một mức lương đầu vào cố định tương ứng với từng vùng và thấp hơn so với mức lương mới. Mức lương trên đây đã bao gồm các khoản  phụ cấp lương theo đặc điểm, tính chất của  sản xuất xây dựng và đã tính đến các yếu tố thị trường, và các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định (BHXH, BHYT, BHTN).

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2016 và thay thế Thông tư số 01/2015/TT- BXD ngày 20/03/2015.

Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Thông tư này hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công.

Các quy định của thông tư này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP). Khuyến khích các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác vận dụng, áp dụng các quy định của Thông tư này.

Thông tư này thay mới các Phụ lục về hướng  dẫn xác định chi phí đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP, bao gồm:

  1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng (Phụ lục số 1);
  1. Phương pháp xác định dự toán xây dựng (Phụ lục số 2);
  1. Phương pháp xác định dự toán chi phí xây dựng (Phụ lục số 3);
  1. Phương pháp xác định giá xây dựng công trình (Phụ lục số 4);
  1. Phương pháp xác định mức dự toán xây dựng công trình (Phụ lục số 5);
  1. Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (Phụ lục số 6);
  1. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng (Phụ lục số 7);
  1. Mẫu báo cáo kết quả thẩm định/ thẩm tra/ tư vấn xác định chỉ số giá xây dựng (Phụ lục số 8).

Ngoài ra, theo quy định mới tại điểm b khoản 5 Điều 7 Thông tư này thì chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng không được tính vào dự toán xây dựng công trình.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05//2016. Thay thế Thông tư số 04/2010/TT- BXD ngày 26/05/2010, Thông tư s ố 06/2010/TT- BXD ngày 26/05/2010 và Thông tư số 02/2011/ TT-BXD ngày 22/02/2011.

Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng.

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung của các hợp đồng tư vấn xây dựng gồm: tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng công trình, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình (sau đây gọi chung là tư vấn xây dựng) thuộc các dự án đầu tư xây dựng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án đối tác công tư  PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án) có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Thông tư này thay mới mẫu Hợp đồng tư vấn xây dựng, đồng thời hướng dẫn thêm một số vấn đề liên quan đến loại hợp đồng này. Theo đó, so với quy định cũ thì biểu mẫu mới có áp dụng cho cả hoạt động tư vấn giám sát thi  công xây d ựng công trình (Điều 1).

Về giá hợp đồng tư vấn xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, theo đó, có thể bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung, chi phí lán tr ại, chi phí lập phương án và báo cáo kết quả khảo sát, chi  phí di chuyển lực lượng khảo sát, thu nhập  chịu thuế tính trước và GTGT.

Tuy nhiên, không được tính các chi phí sau đây vào giá hợp đồng tư vấn xây dựng: chi phí cho các cuộc họp của bên giao thầu; chi phí thẩm tra, phê duyệt sản phẩm của hợp đồng tư vấn; chi phí khác mà các bên thỏa thuận không bao gồm trong giá hợp đồng (Điều 10).

Phương thức thanh toán hợp đồng tư vấn xây dựng có thể thanh toán 1 lần hoặc nhiều lần, giai đoạn thanh toán có thể theo thời gian (tháng, quý,…) ho ặc theo giai đoạn hoàn thành công việc tư vấn hoặc theo hạng mục công trình, công trình (Điều 11).

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2016 và thay thế Thông tư số 08/2011/ TT-BXD ngày 28/06/2011.

Thông tư số 61/2016/TT-BTC ngày 11/04/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu, nộp và quản lý khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Thông tư này quy định chi tiết việc thu, nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đối với công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của các Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con, công ty TNHH MTV độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; thu, nộp cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu.

Theo đó, khoản lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ mà các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phải nộp vào ngân sách được xác định như sau: là lợi nhuận được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán (đã được trừ đi các khoản chi không được trừ khi xác định thuế TNDN nhưng phù hợp với quy định pháp luật về kế toán) sau khi bù đắp lỗ năm trước, trích Quỹ phát triển KH&CN, nộp thuế TNDN theo quy định, trừ đi các khoản phân phối, trích lập các quỹ theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Thông tư số 219/2015/TT-BTC (Điều 4).

Doanh nghiệp nhà nước thực hiện tạm nộp lợi nhuận sau thuế hàng quý (chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý liền sau quý phát sinh nghĩa vụ nộp) và khai quyết toán khi kết thúc năm tài chính (chậm nhất vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính) (Điều 5).

Đối với cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên phải khai nộp vào NSNN trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo chia cổ tức, lợi nhuận (Điều 9).

Tờ khai quyết toán lợi nhuận sau thuế và tờ khai cổ tức, lợi nhuận được chia nộp bằng phương thức điện tử cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo mẫu số 01/QT- LNCL và mẫu số 01/CTLNĐC ban hành kèm theo Thông tư này. Thông tư có hi ệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2016 và áp dụng cho niên độ từ năm 2016 trở đi.

Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 01/04/2016 của UBND TP. HCM về việc ủy quyền xem xét chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài theo Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Quyết định này thì Chủ tịch UBND TP.HCM đã ủy quyền cho Giám đốc Sở Lao động TB&XH, Trưởng Ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao xem xét chấp thuận việc tuyển dụng lao động nước ngoài của các doanh nghiệp và nhà thầu theo quy định tại Điều 4 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.

Thời hạn ủy quyền là 05 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 03/01/2014.

Luật số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội về Bộ luật dân sự.

Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Theo quy định mới tại Điều 119 Bộ Luật này, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử cũng được coi là giao dịch bằng văn bản.

Bộ luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 và thay thế Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11.

Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:

  1. Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà  có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 , trừ khi các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung.
  2. Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này  thì áp dụng quy định của Bộ luật này;
  3. Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết;
  4. Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.

Luật số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về Bộ luật hình sự. Bộ Luật Hình sự này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.

Một trong những điểm mới đáng lưu ý của Bộ Luật này là bổ sung thêm một Chương riêng quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với “pháp nhân thương mại” (Chương XI).

Theo đó, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các dấu hiệu sau (Điều 75):

i/ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân.

ii/ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân.

iii/ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.

iv/ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm vào các tội quy định tại Điều 76 Bộ Luật này.

Các hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội, gồm có: phạt tiền (tối thiểu 50 triệu đồng, Điều 77), đình chỉ hoạt động có thời hạn (từ 06 tháng – 03 năm, Điều 78), đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Điều 79), cấm kinh doanh một số lĩnh vực (Điều 80), cấm huy động vốn (Điều   81),…

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra (Điều 88) .

Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 và Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành.

*   *   *   *   *

Nếu Quý Doanh nghiệp có bất cứ vướng mắc nào liên quan tới việc thực hiện các quy định nêu trên, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Tin nổi bật

DANH SÁCH KỂM TOÁN VIÊN (new)
Cập nhật chính sách thuế 2020(new)
Thông tư 202 ngày 22/12/2014 Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất
Công văn số: 12568/BTC-CĐKT ngày 09 tháng 09 năm 2015 của BỘ TÀI CHÍNH (new)
Báo cáo tài chính và hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam theo Thông tư số 200 ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính

Dịch vụ