Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc hội

Luật này sửa đổi, bổ sung 03 Luật sau đây:

  1. 1. Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 31/2013/QH13 ;
  2. 2. Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 70/2014/QH13 ;
  3. 3. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại

Luật số 21/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13.

Về thuế GTGT, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sẽ không còn được hoàn thuế đối với trường hợp có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết mà chỉ được kết chuyển để khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Riêng những cơ sở kinh doanh sau có số thuế GTGT còn lại chưa khấu trừ từ ba

trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế :

  1. Cơ sở kinh doanh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan.
  2. Cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư, có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư ;

Đối với dự án đầu tư, nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì cũng không được hoàn thuế  số thuế GTGT chưa khấu trừ hết mà phải kết chuyển để khấu trừ sang kỳ tiếp theo:

  1. a. Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động ;
  2. Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/07/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.

Về quản lý thuế, Luật này có 1 số điều chỉnh sau :

–  Mức phạt chậm nộp từ 0,05%/ngày được giảm xuống còn 0,03%/ngày;

–  Thay khoản 3 điều 42 Luật quản lý thuế 78/2006/ QH11 về thời hạn nộp thuế đối với hàng  hóa  xuất  khẩu,  nhập  khẩu,    bằng  điều  9  Luật  thuê  xuất  khầu,  nhập  khẩu 107/2016/QH13.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Riêng Khoản 4 Điều 3 của Luật này thay đổi thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2016.

Công văn số 10315/BTC-TCT ngày 25/07/2016 của Bộ Tài chính về việc thực hiện Luật số 106/2016/QH13

Theo quy định sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Luật thuế số 106/2016/QH13, số thuế GTGT đầu vào của hàng mua bán trong nước chỉ có thể khấu trừ và chuyển khấu trừ cho đến hết, không được xét hoàn lại.

Tuy nhiên, quy định này mới có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016 nên về nguyên tắc chỉ áp dụng đối với số thuế GTGT đầu vào phát sinh kể từ tháng 7/2016 hoặc quý

3/2016 trở đi. Đối với số thuế GTGT đầu vào phát sinh trước đó nếu đáp ứng đủ

điều kiện hoàn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC

thì vẫn được xét hoàn Về mức phạt chậm nộp thuế, tại khoản 3 Điều 3 Luật thuế số 106/2016/QH13 đã điều chỉnh giảm từ 0,05%/ngày xuống còn 0,03%/ngày. Quy định này cũng có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016.

Tuy nhiên, đối với khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 01/07/2016 nhưng sau ngày 01/07/2016 vẫn chưa nộp, kể cả bị phát hiện qua thanh tra, kiểm tra vẫn được áp dụng mức phạt mới 0,03%/ngày kể từ ngày 01/07/2016.

Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế

Nghị định này sửa đổi, bổ sung 04 Nghị định bao gồm:

– Nghị định 209/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 12/2015/NĐCP quy định chi tiết về thuế GTGT.

– Nghị định 108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về thuế TTĐB.

– Nghị định 83/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý thuế.

– Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về xử phạt thuế và cưỡng chế thuế.

Theo đó, về thuế GTGT, Nghị định này đã sửa đổi các điều khoản liên quan đến chính sách hoàn thuế cho phù hợp với quy định mới tại Luật số 106/2016/QH13. Cụ thể, gỡ bỏ quy định hoàn thuế đối với hàng mua bán trong nước; bổ sung điều kiện hoàn thuế đối với dự án đầu tư mới; và bổ sung 02 trường hợp hàng xuất khẩu không được hoàn thuế (gồm hàng nhập khẩu để xuất khẩu và hàng xuất khẩu ngoài địa bàn hải quan).

Về phạt chậm nộp thuế, theo sửa đổi, kể từ ngày 01/07/2016 các kho ản nợ thuế (bao gồm cả nợ thuế phát sinh trước ngày 01/07/2016 nhưng chưa n ộp) sẽ được giảm mức phạt xuống còn 0,03%/ngày, thay cho m ức cũ là 0,05%/ngày.

Ngoài ra, liên quan đến hàng nhập khẩu, do Luật số 107/2016/QH13 đã đưa nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu (SXXK) vào diện miễn nộp thuế nên Nghị định này cũng đã bãi bỏ Điều 38 Nghị định 83/2013/NĐ-CP quy định điều kiện ân hạn thuế 275 ngày đối với nguyên liệu nhập khẩu để SXXK.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016, trừ quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này về thời hạn nộp thuế nhập khẩu  chỉ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2016.

Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/06/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng

Thông tư này hướng dẫn quy trình hoàn thuế GTGT tại cơ quan Thuế, bao gồm việc phân loại hồ sơ, xác định số thuế được hoàn và ban hành quyết định hoàn thuế.

Theo đó, có đến 07 trường hợp bị phân loại vào diện kiểm tra trước – hoàn thuế sau, cụ thể gồm:

  1. Hoàn thuế theo điều ước quốc tế, trừ hồ sơ hoàn thuế của các hãng vận tải nước ngoài.
  1. Đề nghị hoàn thuế lần đầu.
  2. Đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị xử phạt trốn thuế.
  3. Đề nghị hoàn thuế hàng xuất khẩu trong thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị xử phạt buôn lậu, gian lận thương mại.
  4. Đối tượng đề nghị hoàn thuế là doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
  1. Đối tượng đề nghị hoàn thuế thuộc diện rủi ro cao.
  2. Hồ sơ hoàn thuế trước – kiểm tra sau nhưng không giải trình, bổ sung tài liệu đúng thời hạn (trong vòng 10 ngày kể từ ngày có yêu cầu).

Đối với nợ thuế phải thực hiện bù trừ vào tiền thuế đề nghị hoàn, ngoài nợ thuế của chính do- anh nghiệp thì còn phải bù trừ cả khoản nợ THUẾ quá hạn 90 ngày của các Chi nhánh hạch toán phụ thuộc .

Công văn số 3706/TCT-KK ngày 17/08/2016 của Tổng cục Thuế về việc triển khai và giới thiệu nội dung mới của Thông tư số 95/2016/TT-BTC về đăng ký thuế

Theo Công văn này, quy định về đăng ký thuế tại Thông tư 95/2016/TT-BTC (áp dụng từ ngày 12/08/2016) có một số điểm mới  đáng lưu ý so với Thông tư

80/2012/TT-BTC như sau:

–     Đối với đơn vị trực thuộc, MST 13 số nay chỉ cấp cho chi nhánh và VPĐD, riêng địa điểm kinh doanh không còn cấp MST 13 số mà sử dụng số thứ tự 5 số để cấp. Ngoài ra, theo quy định mới, các chi nhánh, VPĐD không phát sinh nghĩa v ụ thuế cũng phải đăng ký cấp MST 13 số, thay vì trước đây được miễn.

–    Bỏ quy định trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải hoàn thành các

nghĩa vụ thuế còn nợ với NSNN.

–     Nâng thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh trở lại trước thời hạn từ 05 ngày lên thành 15 ngày.

–     Sửa đổi thời điểm đóng MST đối với đơn vị trực thuộc, cụ thể toàn bộ đơn vị trực thuộc đều phải đóng MST trước khi đóng MST của doanh nghiệp. Theo quy định cũ, MST của đơn vị trực thuộc được đóng sau khi đóng MST doanh nghi ệp.

–    Các trường hợp tặng, cho, thừa kế do- anh nghiệp cũng được giữ nguyên MST như bán doanh nghiệp.

–     Rút gọn thủ tục đăng ký thuế đối với đơn vị trực thuộc, theo đó, chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc, không phải nộp thêm hồ sơ tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp chủ quản như trước kia.

–    Bỏ yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký thuế tại nơi phát sinh hoạt động vãng lai.

–     Bổ sung quy định về cấp MST nộp thay trong trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế cho cá nhân hợp tác kinh doanh.

Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế

Tương tự quy định cũ, tất cả các đối tượng nộp thuế (bao gồm cá nhân, doanh nghiệp, nhà thầu, đơn vị hành chính…) đều có chung một cấu trúc mã số thuế (MST)

dưới dạng 10 hoặc 13 chữ số và đối với doanh nghiệp thì mã số doanh nghiệp đồng thời cũng là MST (Điều 4).

Tuy nhiên, theo quy định mới tại Thông tư này, ngoài những đối tượng phát sinh nghĩa vụ thuế thì người phụ thuộc theo quy định của Luật thuế TNCN cũng là đối tượng phải cấp MST. Việc cấp MST người phụ thuộc là để làm cơ sở tính giảm trừ gia cảnh cho người có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công. Nếu sau đó người phụ  thuộc có phát  sinh  nghĩa vụ  thuế thì MST người  phụ thuộc đã cấp  sẽ được chuyển thành MST để kê khai nộp thuế (Điều 5).

Về MST 13 chữ số, nay chỉ cấp cho Chi nhánh và VPĐD của doanh nghiệp, thay vì quy định   cũ còn cấp cho các địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp trực thuộc doanh nghiệp có  phát sinh nghĩa vụ thuế (khoản 1 Điều 5).

Về các trường hợp được giữ nguyên MST, ngoài chuyển đổi loại hình, bán doanh nghiệp thì trường hợp tặng cho, thừa kế doanh nghiệp cũng được giữ nguyên MST (Điều 5).

Theo Thông tư này, thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh trước thời hạn đã được nâng từ 05 ngày lên thành 15 ngày (Điều 21).

Thông  tư  có  hiệu  lực  thi  hành  kể  từ  ngày  12/08/2016  và  thay  thế  Thông  tư  số 80/2012/ TT-BTC ngày 22/05/2012.

Bãi bỏ Điều 9 hướng dẫn về thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế và Khoản 3 Điều 20 về thời gian đăng ký thuế đối với bên Việt Nam kê khai và nộp thuế cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài tại Thông tư số 156/2013/ TT-BTC ; Bãi bỏ  nội  dung  “cá  nhân  nộp  thuế  khoán  ngừng/nghỉ  kinh  doanh  thì  thông  báo ngừng/nghỉ  kinh  doanh  đến  cơ  quan  thuế  chậm  nhất  là  một  ngày  trước  khi ngừng/nghỉ kinh doanh” quy định tại Điểm 11.a Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC và mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN,mẫu số 02/TB-MST-NPT ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Nghị định số 122/2016/-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan

Ban hành kèm theo Nghị định này các Biểu thuế và Danh mục hàng hóa, gồm:

  1. Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế (Phụ lục I).
  2. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế (Phụ lục II).
  3. Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ trở xuống, đã qua sử dung.
  4. Danh mục hàng hóa và mức thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch.

Theo đó, so với Biểu thuế nhập khẩu hiện hành ban hành tại Thông tư 182/2015/TT BTC, Biểu thuế mới có bổ sung thêm Mục III quy định mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thực hiện cam kết WTO cho các năm 2017, 2018 và t ừ 2019 trở đi (Điều 5).

Đối với xe ô tô đã qua sử dụng, nếu thuộc loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh dưới  1.500cc hoặc từ 10 – 15 chỗ ngồi thì áp dụng mức thuế nhập khẩu tuyệt đối theo Phụ lục III Nghị định này. Nếu dưới 9 chỗ ngồi nhưng có dung tích lanh từ

1.500cc trở lên thì áp dụng mức thuế nhập khẩu hỗn hợp theo Phụ lục III Nghị định. Trường hợp là xe từ 16 chỗ trở lên hoặc xe tải không quá 5 tấn thì áp dụng mức thuế là 150%. Riêng các xe ô tô loại khác áp dụng mức thuế bằng 1,5 lần xe ô tô mới cùng chủng loại (Điều 7).

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2016. Nghị định này bãi bỏ:

  1. Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ngày 29/06/2011
  2. Quyết định số 24/2013/QĐ-TTg ngày 3/05/2013;
  3. Thông tư số 111/2012/TT-BTC ngày 04/07/2012;
  4. Thông tư số 80/2014/TT-BTC ngày 23/06/2014;
  5. Thông tư số 182/2015/TT- BTC ngày 16/11/2015
  6. Thông tư số 05/2016/TT-BTC ngày 13/01/2016;
  7. Thông tư số 16/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016;
  8. Thông tư số 25/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016;
  9. Thông tư số 31/2016/TT-BTC ngày 23/02/2016;
  10. Thông tư số 48/2016/TT-BTC ngày 17/03/2016
  11. Thông tư số 51/2016/TT-BTC ngày 18/03/2016;
  12. Thông tư số 73/2016/TT-BTC ngày 20/05/2016;
  13. Thông tư số 98/2016/TT-BTC ngày 29/06/2016.

Công văn số 6156/CT-TTHT ngày 30/06/2016 của Cục Thuế thành phố

Hồ Chí Minh

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 129/2004/ NĐ-CP, chứng từ kế toán bắt buộc phải lưu trữ trong thời hạn tối thiểu 5 năm hoặc 10 năm (nếu là chứng từ sử dụng trực tiếp cho ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính).

Theo đó, cho dù Công ty đã hoàn t ất việc quyết toán thuế thì vẫn phải lưu trữ chứng từ kế toán trong thời hạn 05 năm hoặc 10 năm theo quy định nêu trên.

Đối với những chứng từ kế toán hết thời hạn lưu trữ, Công ty được phép tiêu hủy

nhưng  phải  đảm  bảo  thủ  tục  theo  quy  định  tại  Điều  35,  Điều  36  Nghị  định

129/2004/NĐ-CP.

Thông tư 133/2016/TT-BTC: Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính ban Thông tư 133/2016/TT -BTC hướng dẫn chế độ

kế  toán  Doanh  nghiệp  Nhỏ  và  Vừa  (gọi  tắt  là  SME)  thay  thế  Quyết  định

48/2006/QĐ-BTC ngày 30/09/2006. Chế độ kế toán cho SME lần này dựa trên nền của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT – BTC và

được sửa đổi, điều chỉnh theo hướng đơn giản hơn.

 

Những điểm mới đáng chú ý của Thông tư 133/2016/TT-BTC so với Quyết định

48/2006/ QĐ-BTC về chế độ kế toán áp dụng cho SME như sau:

Coi trọng bản chất hơn hình thức và tên gọi giao dịch.

Thông tư mang tính áp dụng thực tế cao hơn, linh hoạt hơn, doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn.

–     Bỏ toàn bộ sự bắt buộc đối với chứng từ và sổ kế toán. Doanh nghiệp được tự xây dựng hệ thống chứng từ và sổ kế toán (nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu của Luật kế toán) để đáp ứng yêu   cầu quản trị, điều hành phù hợp với đặc thù hoạt động của mình;

–    Quy định chủ yếu đến tài khoản cấp 1, và một số ít tài khoản chi tiết đến cấp 2 ;

–     Mỗi tài khoản chỉ phản ánh một nội dung chứ không có riêng tài kho ản ngắn hạn, dài hạn. Doanh nghiệp được tự chi tiết và theo dõi ngắn hạn, dài hạn hoặc mở các tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý của mình;

–    Doanh nghiệp được tự lựa chọn đồng tiền ghi sổ kế toán khi đáp ứng được các tiêu

chí theo quy định Chế độ;

  • Tách biệt kế toán và thuế, hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị, điều hành doanh nghiệp.
  • Tiếp cận gần hơn với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017

Công văn số 12166/BTC-TCHQ ngày 31/08/2016 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện các quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Văn bản hướng dẫn căn cứ xác định các đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập  khẩu  theo  quy định  mới  tại  Luật  số  107/2016/  QH13,  có  hiệu  lực  từ  ngày 01/09/2016, bao gồm:

  1. Miễn thuế đối với hàng xuất khẩu để gia công là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng dưới 51% giá thành.
  1. Miễn thuế đối với hàng nhập khẩu để SXXK.
  1. Miễn thuế đối với hàng TN-TX, TX-TN trong thời hạn nhất định.
  1. Miễn thuế đối với dự án sản xuất sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng dưới 51% giá thành.
  1. Miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm; hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục; hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
  1. Miễn thuế nhập khẩu đối với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được.
  1. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền.
  1. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại.
  1. Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt.
  1. Miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá tối thiểu Theo đó, hàng nhập khẩu để SXXK được miễn thuế theo quy định mới có bao gồm cả linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành  cho sản phẩm xuất khẩu và hàng nhập khẩu để làm mẫu.

Đối với hàng TN-TX, TX-TN để bảo hành, sửa chữa, thay thế chỉ được xét miễn thuế với điều kiện không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa TN, TX và không tạo ra hàng hóa khác.

Quy định về miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho hàng hóa có giá trị dưới 500.000 đồng hoặc có tổng số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp dưới 50.000 không áp dụng đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.

Theo hướng dẫn tại mục II Công văn này, các trường hợp nhận SXXK sau đây được miễn thuế nhập khẩu:

  1. Nguyên liệu, vật tư (kể cả bao bì), linh kiện, bán thành phẩm trực tiếp tạo ra sản phẩm hoặc tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm xuất khẩu.
  2. Sản phẩm hoàn chỉnh vẫn được miễn thuế nếu nhập khẩu để gắn, đóng gói, đồng bộ hóa với sản phẩm xuất khẩu.
  3. Linh kiện, phụ tùng bảo hành.
  4. Hàng mẫu (không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng).

Công văn số 6008/TCHQ-TXNK ngày 28/06/2016 của Tổng cục Hải quan về việc ân hạn thuế 275 ngày

Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC , doanh nghiệp được ân hạn nộp thuế 275 ngày đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nếu đáp ứng các điều kiện sau:

–    Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam;

–     Có hoạt động XNK trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và trong 02 năm đó được cơ quan hải quan xác định không bị xử phạt về hành vi buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại;

–     Không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai;

–     Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trở về trước;

–    Thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu.

Hơn nữa, kể từ ngày 01/09/2016 trở đi (thời điểm Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 có hiệu lực, thay thế Luật số 45/2005/QH11 ), nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu sẽ thuộc đối tượng được miễn thuế. Đây là một trong những chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SXXK.

*   *   *   *   *

Nếu Quý Doanh nghiệp có bất cứ vướng mắc nào liên quan tới việc thực hiện các quy định nêu trên, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Tin nổi bật

DANH SÁCH KỂM TOÁN VIÊN (new)
Cập nhật chính sách thuế 2020(new)
Thông tư 202 ngày 22/12/2014 Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất
Công văn số: 12568/BTC-CĐKT ngày 09 tháng 09 năm 2015 của BỘ TÀI CHÍNH (new)
Báo cáo tài chính và hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam theo Thông tư số 200 ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính

Dịch vụ