Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/06/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng

Thông tư này hướng dẫn quy trình hoàn thuế GTGT tại cơ quan Thuế, bao gồm việc phân loại hồ sơ, xác định số thuế được hoàn và ban hành quyết định hoàn thuế.

Theo đó, có đến 07 trường hợp bị phân loại vào diện kiểm tra trước – hoàn thuế sau, cụ thể gồm:

  1. Hoàn thuế theo điều ước quốc tế, trừ hồ sơ hoàn thuế của các hãng vận tải

nước ngoài.

  1. Đề nghị hoàn thuế lần đầu
  1. Đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị xử phạt trốn thuế.
  1. Đề nghị hoàn thuế hàng xuất khẩu trong thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị

xử phạt buôn lậu, gian lận thương mại.

  1. Đối tượng đề nghị hoàn thuế là doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải  thể,  phá  sản,  chuyển  đổi  hình  thức sở  hữu,  chấm  dứt  hoạt  động;  giao,  bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nướ
  1. Đối tượng đề nghị hoàn thuế thuộc diện rủi ro cao.
  1. Hồ sơ hoàn thuế trước – kiểm tra sau nhưng không giải trình, bổ sung tài liệu

đúng thời hạn (trong vòng 10 ngày kể từ ngày có yêu cầu).

Đối với nợ thuế phải thực hiện bù trừ vào tiền thuế đề nghị hoàn, ngoài nợ thuế của chính doanh nghiệp thì còn phải bù trừ cả khoản nợ THUẾ quá hạn 90 ngày của các Chi nhánh hạch toán phụ thuộc .

Thông  tư  có  hiệu  lực  thi  hành  kể  từ  ngày  13/8/2016.  Thay  thế  Thông  tư  số 94/2010/TT-BTC ngày 30/6/2010; Quyết định số 2404/QĐ-BTC ngày 27/9/2012 và Thông tư số 150/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013.

Theo quy định tại khoản 3.đ Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Công văn số 10315/BTC-TCT ngày 25/07/2016 của Bộ Tài chính về việc thực hiện Luật số 106/2016/QH13

Theo quy định sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Luật thuế số 106/2016/QH13, số thuế GTGT đầu vào của hàng mua bán trong nước chỉ có thể khấu trừ và chuyển khẩu trừ cho đến hết, không được xét hoàn lại.

Tuy nhiên, quy định này mới có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016 nên về nguyên tắc chỉ áp dụng đối với số thuế GTGT đầu vào phát sinh kể từ tháng 7/2016 hoặc quý

3/2016 trở đi. Đối với số thuế GTGT đầu vào phát sinh trước đó nếu đáp ứng đủ điều kiện hoàn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì vẫn được xét hoàn

Về mức phạt chậm nộp thuế, tại khoản 3 Điều 3 Luật thuế số 106/2016/QH13 đã

điều chỉnh giảm từ 0,05%/ngày xuống còn 0,03%/ngày. Quy định này cũng có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016. Tuy nhiên, đối với khoản nợ thuế phát sinh trước ngày

01/07/2016 nhưng sau ngày 01/07/2016 v ẫn chưa nộp, kể cả bị phát hiện qua thanh tra, kiểm tra vẫn được áp dụng mức phạt mới 0,03%/ngày kể từ ngày 01/07/2016

Công văn số 3436/TCT-TNCN ngày 2/8/2016 của Tổng cục Thuế về thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh

Theo quy định tại điểm c.2.3 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, khi phát sinh người phụ thuộc, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp 02 bản đăng ký người phụ thuộc. Trong đó, 01 bản lưu giữ tại doanh nghiệp và 01 bản để nộp cho cơ quan thuế.

Theo đó, trường hợp người lao động đã nộp đủ 02 bản đăng ký người phụ thuộc cho doanh nghiệp thì cuối năm khi tự khai quyết toán thuế TNCN không phải nộp lại hồ sơ này cho cơ quan thuế, chỉ cần khai báo mức giảm trừ gia cảnh tại tờ khai quyết toán thuế.

Tuy nhiên, đối với những cá nhân không ký hoặc ký   hợp đồng lao động dưới 03 tháng, chưa đăng ký gi ảm trừ gia cảnh tại doanh nghiệp thì khi thực hiện quyết toán thuế TNCN, những người này phải nộp kèm theo hồ sơ đăng ký người phụ thuộc cho cơ quan thuế.

Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế

Tương tự quy định cũ, tất cả các đối tượng nộp thuế (bao gồm cá nhân, doanh nghiệp, nhà thầu, đơn vị hành chính…) đều có chung một cấu trúc mã số thuế (MST) dưới dạng 10 hoặc 13 chữ số và đối với doanh nghiệp thì mã số doanh nghiệp đồng thời cũng là  MST (Điều 4)

Tuy nhiên, theo quy định mới tại Thông tư này, ngoài những đối tượng phát sinh nghĩa vụ thuế thì người phụ thuộc theo quy định của Luật thuế TNCN cũng là đối tượng phải cấp MST. Việc cấp MST người phụ thuộc là để làm cơ sở tính giảm trừ gia cảnh cho người có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công. Nếu sau đó người phụ thuộc có phát sinh nghĩa vụ thuế thì MST người phụ thuộc đã cấp sẽ được chuyển thành MST để kê khai nộp thuế (Điều 5)

Về MST 13 chữ số, nay chỉ cấp cho Chi nhánh và VPĐD của doanh nghiệp, thay vì quy định cũ còn cấp cho các địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp trực thuộc doanh nghiệp có phát sinh nghĩa vụ thuế  (khoản 1 Điều 5)

Về các trường hợp được giữ nguyên MST, ngoài chuyển đổi loại hình, bán doanh nghiệp thì trường hợp tặng cho, thừa kế doanh nghiệp cũng được giữ nguyên MST (Điều 5)

Theo Thông tư này, thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh trước thời hạn đã được nâng từ 05 ngày lên thành 15 ngày (Điều 21)

Thông  tư  có  hiệu  lực  thi  hành  kể  từ  ngày  12/8/2016  và  thay  th ế  Thông  tư  số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012.

Bãi bỏ Điều 9 hướng dẫn về thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế và Khoản 3 Điều 20 về thời gian đăng ký thuế đối với bên Việt Nam kê khai và nộp   thuế cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ; Bãi bỏ nội dung “cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh thì thông báo ngừng/nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế chậm nhất là một ngày trước khi ngừng/nghỉ kinh doanh” quy định tại Điểm 11.a Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC và mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN,   mẫu   số   02/TB-MST-NPT   ban   hành   kèm   theo   Thông tư 92/2015/TT-BTC

Hiệu lực thi hành: Ngày 12 tháng 8 năm 2016

Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều  của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ Về việc thanh toán không dùng tiền mặt

Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và đối tượng được mở tài khoản ngân hang.

Theo đó, nếu như quy định cũ chỉ cho phép các doanh nghiệp phi ngân hàng được cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán thì nay Ngh ị định này đã sửa đổi theo hướng cho phép các NHTM, chi nhánh ngân hàn g nước ngoài được cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Tuy nhiên, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng ch ỉ được cung cấp dịch vụ Ví điện tử, không được cung cấp thêm các dịch vụ trung gian thanh toán khác.

Về phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, chỉ chấp nhận các loại sau đây: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN. Nếu sử dụng ngoài các phương tiện này thì bị xem là không hợp pháp.

Ngoài ra, theo sửa đổi tại Nghị định này, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi sẽ đương nhiên được mở tài khoản ngân hàng (tài khoản thanh toán), bất kể không có tài sản riêng. Người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nay cũng được phép mở tài khoản thông qua người giám hộ hoặc người đại diện.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.

Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế

Nghị định này quy định điều kiện cấp phép cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động gồm: (i) đại lý đổi ngoại tệ; (ii) dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.

Theo đó, để thực hiện các hoạt động nêu trên, doanh nghiệp đều phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, điều kiện cấp phép tương ứng với từng hoạt động là khác nhau.

Trong đó, đáng lưu ý đ ối với đại lý đổi ngoại tệ, doanh nghiệp chỉ được đặt tại các địa điểm sau đây:

–    Cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên;

–    Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy);

–    Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài

–    Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của  các hãng hàng không Việt Nam

–     Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016

Thông tư Liên tịch số 92/2016/TTLT-BTC- NHNN ngày 27/06/2016 của Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tương tự quy định cũ, tín phiếu kho bạc phát hành qua NHNN cũng sẽ có mệnh giá là 100.000 đồng và có các kỳ hạn chuẩn là 13 tuần, 26 tuần và 52 tuần.

Phương thức phát hành tín phiếu kho bạc cũng bao gồm 02 phương thức: (i) đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và (ii) bán trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng.

Tuy nhiên, theo quy định mới, lịch phát hành tín phiếu kho bạc là vào thứ Hai, thay vì quy định cũ là thứ Ba.

Đối với ngày thanh toán tiền mua tín phiếu, nếu như quy định cũ yêu cầu phải thanh toán ngay vào ngày phát hành thì nay quy đ ịnh mới cho phép thanh toán vào ngày làm việc liền kề sau ngày phát hành.

Về đối tượng được tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc bao gồm các thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ được Bộ Tài chính lựa chọn và công bố theo quy định tại Thông tư số 111/2015/ TT-BTC.

Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2016 và thay thế Thông tư số 106/2012/TTLT-BTC-NHNN ngày 28/06/2012.

Thông tư số 11/2016/TT-NHNN ngày 29/06/2016 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, bán đổi ngoại tệ của cá nhân

Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến hồ sơ, thủ tục cấp phép, nguyên tắc hoạt động nhận và chi trả ngoại tệ; hồ sơ, thủ tục đăng ký làm đại lý   đổi   ngoại   tệ   quy   định   tại   Thông   tư   34/2015/TT-NHNN   và   Quyết   định 21/2008/QĐ-NHNN.

Theo bổ sung tại Thông tư này, khi có thay đổi về các nội dung sau đây, doanh nghiệp làm đại lý đổi ngoại tệ phải thực hiện thủ tục đăng ký với Chi nhánh NHNN nơi cấp phép: tên, địa chỉ của doanh nghiệp; địa chỉ đặt đại lý đổi ngoại tệ; tăng số lượng đại lý đổi ngoại tệ.

Trường hợp thay đổi tên của tổ chức tín dụng ủy quyền, giảm số lượng đại lý đổi ngoại tệ, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục đăng ký, nhưng phải thông báo với Chi nhánh NHNN trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/8/2016.

Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các điều, khoản sau đây hết hiệu lực thi hành:

  1. Mục 6 Thông tư số 07/2001/TT-NHNN ngày 31/8/2001;
  2. Khoản 2 Điều 1, Điều 6 Thông tư số 29/2015/TT-NHNN ngày 22/12/2015.

Thông tư số 15/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT- NHNN ngày 25/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định vic cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Thông tư 30/2015/TT-NHNN liên quan đến các quy định sau:

–    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập Công ty tài chính, cho thuê tài chính

–    Cấp đổi, bổ sung giấy phép hoạt động của Công ty tài chính, cho thuê tài chính

–    Ban hành quy định nội bộ đối với hoạt động cho thuê tài chính

–    Điều kiện chuyển nhượng vốn góp của Công ty tài chính, cho thuê tài chính

–    Mua lại phần vốn góp của Công ty tài chính, cho thuê tài chính

–    Hoạt động của công ty tài chính

–    Nguyên tắc cho thuê tài chính bằng ngoại tệ

–    Điều kiện mua và cho thuê lại tài sản thuê tài chính bằng ngoại tệ.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.

Thông tư số 16/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2013/TT- NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư này sửa đổi,  bổ  sung một  số điều khoản  tại  Thông tư số  34/2013/TT-NHNN liên quan đến điều kiện và thủ tục phát hành trái phiếu của Ngân hàng.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016 và bãi bỏ Điều 15 Thông tư số 29/2015/TT-NHNN ngày 22/12/2015.

Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

“Môi giới tiền tệ” được hiểu là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại Điều 5 Thông tư này giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính khác

So với quy định cũ thì Thông tư này có bổ sung một số nguyên tắc hoạt động môi giới tiền tệ, điển hình như:

(i)      Ngân hàng cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ phải ban hành và đăng ký với NHNN quy chế nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ;

(ii)     Ngân hàng cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ không được đồng thời vừa là bên môi giới, vừa là một bên thực hiện giao dịch được môi giới với khách hàng

Tuy nhiên, điểm có lợi của Thông tư này là không còn khống chế mức phí môi giới tiền tệ (tối đa không vượt quá 0,02%/trị giá của từng món giao dịch) như quy định trước đây tại Điều 12 Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN

Thông tư số 18/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT- NHNN ngày 18/6/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư này sửa đổi Điều 2 Thông tư số 21/2012/TT-NHNN nhằm bổ sung quy định cho phép Ngân hàng chính sách đư ợc thực hiện các hoạt động cho vay, đi vay, mua, bán giấy tờ có giá liên ngân hàng

Ngoài ra, theo sửa đổi khoản 2 Điều 4, đối với ngân hàng có khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì vẫn được phép đi vay liên ngân hàng:

(i)      Ngân  hàng  được  kiểm  soát  đặc  biệt  được  thực  hiện  giao  dịch  đi  vay theo Phương án kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt;

(ii)     Ngân hàng đang trong quá trình tái cơ c ấu được thực hiện giao dịch đi vay theo Phương án tái cơ cấu tổ chức và hoạt động đã được NHNN phê duyệt (nếu có).

Về lãi suất cho vay áp dụng đối với số tiền lãi vay chậm trả, theo bổ sung tại Thông tư này thì mức lãi suất trả chậm không được vượt quá 10%/năm. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/8/2016.

Bãi bỏ khoản 3 Điều 1 và đoạn “b) Tại thời  điểm thực hiện giao dịch nhận tiền gửi, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nư ớc ngoài không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, trừ trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép nhận tiền gửi” tại điểm b khoản 13 Điều 1 Thông tư số 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013.

Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2016, trừ quy định tại khoản 2 Điều này, Khoản 2 Điều 24 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.

Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:

  1. Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng;
  2. Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN ngày 09/7/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh;
  3. Điều 3 Thông tư số 23/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực khác theo Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước  Việt Nam.

Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán

Nghị định này quy định về điều kiện cấp phép thành lập Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán và điều kiện đăng ký thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán, ngân hàng thanh toán, ngân hàng giám sát.

Theo đó, doanh nghiệp nếu muốn đăng ký thành lập Công ty chứng khoán thì phải đáp ứng các điều kiện theo Nghị định này và mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

Đặc biệt, nếu thành lập Công ty chứng khoán có vốn góp của tổ chức nước ngoài từ 51% vốn điều lệ trở lên thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

–    Điều kiện tại khoản 6, khoản 10 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

–    Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức nước ngoài thông qua việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp để sở hữu từ 51% vốn điều lệ tại Công ty chứng khoán Việt Nam.

–     Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của Công ty chứng khoán Việt Nam thông qua việc cho phép tổ chức nước ngoài mua cổ phần hoặc phần vốn góp để sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên, trừ trường hợp chào mua công khai.

–     Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp pháp khác để mua cổ phần hoặc phần vốn góp và không thuộc các trường hợp hạn chế sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 7, điểm c khoản 8 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

–     BCTC năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ của tổ chức nước ngoài được lập và kiểm toán theo quy định của pháp luật nước ngoài phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016 và bãi bỏ khoản 18 Điều 2 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012.

Thông tư Liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP- BTNMT ngày 23/06/2016 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Thông tư này hướng dẫn về thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nhà đất).

Theo đó, về phương thức nộp hồ sơ đăng ký thế chấp nhà đất, nếu như quy định cũ bắt buộc nộp trực tiếp thì nay Thông tư này còn cho phép n ộp qua đường bưu điện (có bảo đảm) hoặc nộp trực tuyến.

Đối với tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai, Thông tư này có b ổ sung một số nguyên tắc cần lưu ý như sau:

–     Nếu nhà ở hình thành trong tương lai đã được đăng ký thế chấp theo hình thức thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thì không được đồng thời đăng ký theo hình thức đăng ký thế chấp nhà ở đó và ngược lại.

–     Nếu chủ đầu tư đã thế chấp và đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai thì trước khi bán nhà ở trong dự án đó, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp (rút bớt tài sản thế chấp).

–     Việc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai phải gắn với thửa đất nơi có tài sản.

Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/8/2016. Thay thế Thông tư liên tịch  số  20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày18/11/2011,  bãi  bỏ  Thông tư liên  tịch  số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/4/2014.

Thông tư Liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC- BTNMT ngày 22/06/2016 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất

Theo Điều 8 Thông tư này, giấy tờ để xác định các khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp tùy từng trường hợp như sau:

–    Đối với khoản được trừ là tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm:

(i)  Văn  bản  của  người  sử  dụng  đất  đề  nghị  được  khấu  trừ  tiền  nhận  chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; (ii) Hợp đồng hoặc giấy tờ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (iii) Chứng từ thanh toán tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất .

–     Đối với khoản được trừ là tiền ứng trước để thực hiện giải phóng mặt bằng, bao gồm: (i) Văn bản của người sử dụng đất đề nghị được trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất  phải nộp; (ii) Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (iii) Quyết định phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của cơ quan nhà nước có thẩm  quyền.

–     Đối với khoản được trừ là tiền mà người sử dụng đất đã nộp NSNN để hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 77/2014/ TT-BTC, bao gồm: (i) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu người sử dụng đất nộp NSNN để hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; (ii) Chứng từ nộp tiền vào NSNN.

Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/8/2016 và thay thế Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005.

Thông tư Liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP- BTNMT ngày 23/06/2016 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Thông tư này hướng dẫn về thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nhà đất)

Theo đó, về phương thức nộp hồ sơ đăng ký thế chấp nhà đất, nếu như quy định cũ bắt buộc nộp trực tiếp thì nay Thông tư này còn cho phép nộp qua đường bưu điện (có bảo đảm) hoặc nộp trực tuyến.

Đối với tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai, Thông tư này có b ổ sung một số nguyên tắc cần lưu ý như sau:

–     Nếu nhà ở hình thành trong tương lai đã được đăng ký thế chấp theo hình thức thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thì không được đồng thời đăng ký theo hình thức đăng ký thế chấp nhà ở đó và ngược lại.

–     Nếu chủ đầu tư đã thế chấp và đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai thì trước khi bán nhà ở trong dự án đó, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp (rút bớt tài sản thế chấp).

–     Việc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai phải gắn với thửa đất nơi có tài sản.

Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

“Mua bán nợ” được hiểu là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.

“Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ” là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ. 

Theo Nghị định này, tổ chức (không phải là doanh nghiệp), cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải thành lập doanh nghiệp (Điều 4).

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động nếu muốn kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải làm thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề này theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, dịch vụ mua bán nợ thuộc ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định, cụ thể như sau: 5 tỷ đồng (nếu kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ), 100 tỷ (nếu kinh doanh hoạt động mua bán nợ) và 500 tỷ (nếu kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ).

Nghị định này không điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của ngân hàng. Việc mua bán nợ của ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.

Nghị định số 93/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Nghị định này quy định về điều kiện, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, đóng gói mỹ phẩm.

Theo đó, cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất và hệ thống quản lý chất lượng như sau:

Về nhân sự, người phụ trách sản xuất mỹ phẩm phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành: hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan.

Về cơ sở vật chất, có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp phép.

Về hệ thống quản lý chất lượng, có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm, có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/06/2016 và thay th ế Nghị định số 114/2013/ NĐ-CP ngày 03/10/2013.

*   *   *   *   *

Nếu Quý Doanh nghiệp có bất cứ vướng mắc nào liên quan tới việc thực hiện các quy định nêu trên, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Tin nổi bật

DANH SÁCH KỂM TOÁN VIÊN (new)
Cập nhật chính sách thuế 2020(new)
Thông tư 202 ngày 22/12/2014 Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất
Công văn số: 12568/BTC-CĐKT ngày 09 tháng 09 năm 2015 của BỘ TÀI CHÍNH (new)
Báo cáo tài chính và hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam theo Thông tư số 200 ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính

Dịch vụ