Cập nhật chính sách thuế tháng 10/2015

Ngày 28/10/2015, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi với các nội dung: đối tượng chịu thuế, không chịu thuế; giá tính thuế, thuế suất thuế TTĐB; hoàn thuế, khấu trừ thuế Tiêu thụ đặc biệt

Chúng tôi xin tóm lược một số điểm chính như sau:

Phạm vi và đối tượng áp dung

– Nghị định hướng dẫn đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với: Tàu bay, du thuyền; hàng mã; kinh doanh đặt cược…

Căn cứ tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng – Thuế bảo vệ môi trường (nếu có))/ (1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt).

Hoàn thuế, khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt

Khấu trừ thuế quy định tại Nghị định 108/2015/NĐ-CP

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu (trừ xăng các loại) được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra trong nước, số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra.

Đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt không được khấu trừ thuế, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định chi tiết tại Điều 6, Nghị định 108/2015/NĐ-CP .

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới ban hành Thông tư 13/2015/TT-BKHĐT về danh mục lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ và tiêu chí lựa chọn đối tượng ưu tiên hỗ trợ của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.  
Theo đó, điều kiện để được ưu tiên hỗ trợ như sau:

– Đáp ứng tiêu chí đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa;

– Có dự án đầu tư, phương án sản suất kinh doanh thuộc các ngành:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; 

+ Công nghiệp chế biến, chế tạo;

+ Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải nước thải.

– Quỹ sẽ ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau sau:

+ Sản xuất sản phẩm chất lượng cao, vật liệu mới, năng lượng mới;

+ Đổi mới trang thiết bị kỹ thuật làm tăng năng suất lao động; chế tạo, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao;

+ Năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người quản lý; lịch sử, uy tín tín dụng của doanh nghiệp;

+ Tạo nhiều việc làm mới; sử dụng nhiều lao động nữ;

+ Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường… 

Thông tư 13/2015/TT-BKHĐT có hiệu lực ngày 13/12/2015.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 959/QĐ-BHXH thay thế Quyết định 1111/QĐ-BHXH về quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.  

Theo đó, đơn vị tham gia lần đầu, đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến khi đăng ký BHXH, BHYT, BHTN chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– Đối với người lao động:  

+ Tờ khai cung cấp, thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1- TS).  

+ Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh. –  Đối với đơn vị:  

+ Tờ khai cung cấp, thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3TS).   + Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS).  

+ Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).

Ngoài ra, Quyết định cũng quy định việc đóng BHXH, BHTN, BHYT với người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động (HĐLĐ) trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất. 

Quyết định 959/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/12/2015

Công văn số 4528/TCT-PC ngày 02/11 2015 về công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà ở.

Đối với trường hợp các hợp đồng cho thuê nhà ở được ký kết từ ngày Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 có hiệu lực (từ ngày 01/7/2015) sẽ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng trừ trường hợp các bên trong hợp đồng có nhu cầu.

Công văn số 4583/TCT-CS  ngày  04/11/2015 về chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với thức ăn chăn nuôi

(i) Các sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế:

– Sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tố chúc, cá nhân tự sản xuất bán ra (ví dụ như tấm mì, cám mì, tấm gạo (gạo gẫy), cám gạo được tạo ra từ quá trình xay xát thóc hoặc xay xát lúa mì) theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì không phải kê khai tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

– Sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, cám (đã qua chế biến) làm thức ăn chăn nuôi.

– Các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) thực hiện theo 
quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Công văn số 4586/TCT-CS ngày 04/11/2015 ưu đãi đối với thu nhập của các ngành nghề kinh doanh bổ sung

Từ năm 2014 và các năm tiếp theo nếu Công ty bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ, cho thuê nhà xưởng dư thừa nhưng không tăng vốn đầu tư thì thu nhập từ các ngành nghề bổ sung nêu trên không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngày 02/11/2015, Bộ Tài chính ban hành Công văn 16120/BTC-TCHQ hướng dẫn nộp báo cáo quyết toán theo Điều 60 Thông tư 38/2015/TTBTC về đổi loại hình sản xuất xuất khẩu. 

Theo đó, để giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

– Trước mắt, doanh nghiệp thực hiện loại hình sản xuất xuất khẩu chưa phải thực hiện báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL ban hành kèm theo Thông tư 38; 

– Cơ quan hải quan thực hiện việc quản lý nguyên liệu xuất – nhập – tồn đối với loại hình này trên cơ sở hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế do doanh nghiệp nộp.   

  *   *   *  *  * 

Nếu Quý Doanh nghiệp có bất cứ vướng mắc nào liên quan tới việc thực hiện các quy định nêu trên, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Tin nổi bật

DANH SÁCH KỂM TOÁN VIÊN (new)
Cập nhật chính sách thuế 2020(new)
Thông tư 202 ngày 22/12/2014 Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất
Công văn số: 12568/BTC-CĐKT ngày 09 tháng 09 năm 2015 của BỘ TÀI CHÍNH (new)
Báo cáo tài chính và hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam theo Thông tư số 200 ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính

Dịch vụ